PGS. TS. Phan Phước Hiền và đại diện Vườn Ươm Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (KVIP)

HỢP TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
Trong tháng 5 và tháng 6 năm 2019, Viện Khoa học Công nghệ Ứng dụng đã ký kết hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với Khu Nông nghiệp Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh,  Tập đoàn GNT – Mạng lưới công nghệ toàn cầu Nhật Bản, tập đoàn CJ – Cầu Tre tại Việt Nam, Vườn Ươm Công nghệ Việt Nam Hàn Quốc (KVIP).

Công nghệ gene trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

LỊCH SỬ BỐN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (từ 1784) với việc phát minh ra động cơ hơi nước, tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ 1870) loài người phát minh ra động cơ điện, mang lại cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lần so với động cơ hơi nước.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (từ 1969) xuất hiện khi con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet, … là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), … để chuyển hóa thế giới thực thành thế giới số.
Theo Klaus Schwab, tốc độ đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 đang tiến triển theo hàm số mũ. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia.
Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Nối tiếp từ định nghĩa của Klaus Schwab, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý.
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Cuối cùng là lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions, …) và công nghệ nano.
Hiện cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.
Mặt trái của cuộc cách mạng này là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.
Theo congnghe.vn